Tin tứcNgày: 25-04-2024 bởi: Nguyễn Duyên
Nguồn gốc và mức độ nguy hiểm của nước thải bị nhiễm kim loại nặng
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước bởi kim loại nặng đang trở thành mối lo ngại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong phạm vi bài viết này, Cleantech Chemicals sẽ phân tích sâu hơn về nguồn gốc, phân loại và mức độ nguy hiểm của nước thải bị nhiễm kim loại nặng.
Toàn cảnh về kim loại nặng
Kim loại nặng là một nhóm các nguyên tố hóa học có khối lượng nguyên tử lớn và nặng so với nước. Những kim loại này thường là chì, thủy ngân, cadmium, arsenic, và niken,... được tìm thấy tự nhiên trên Trái Đất. Trải qua nhiều thập kỷ, chúng được sử dụng phổ biến hơn trong các hoạt động chung của con người như công nghiệp khai khoáng mỏ, các nhà máy khu công nghiệp, các chế phẩm công nông nghiệp, v.v…
Các kim loại nặng được phân loại dựa trên tính chất và nguồn gốc của chúng. Thông thường được chia thành hai nhóm chính: kim loại nặng tự nhiên và kim loại nặng nhân tạo. Kim loại nặng tự nhiên thường xuất hiện trong tự nhiên nhưng có thể bị tăng cường bởi hoạt động của con người. Còn kim loại nặng nhân tạo là kết quả của hoạt động công nghiệp, môi trường và sự tiếp xúc với chất độc hại.
Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước
Nguồn nước bị ô nhiễm bởi kim loại nặng thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá trình khai thác và sản xuất của các ngành công nghiệp hiện đại, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, sự phân hủy của vật liệu chứa kim loại nặng, v.v…
Cụ thể hơn, nước thải chứa kim loại nặng có thể được sản xuất từ nhiều ngành công nghiệp đặc thù. Ví dụ như ngành công nghiệp mạ điện và xử lý bề mặt kim loại tạo ra một lượng đáng kể chất thải chứa các kim loại nặng như Cd, Zn, Pb, Cr, Ni, Cu,… Ngành sản xuất mạch in tạo ra kim loại nặng như Sn, Pb, Ni,...Ngành công nghiệp chế biến gỗ tạo ra kim loại nặng Cu, As, Cr,.... Hay ngành sản xuất chất màu vô cơ tạo ra Cr, Cd,..., chế biến dầu mỏ tạo ra Ni, Cr,...
Ảnh hưởng của kim loại nặng đối với sức khỏe con người
Kim loại nặng tích tụ trong cơ thể con người qua nước uống, thực phẩm hoặc không khí. Chúng gây nguy hiểm đến môi trường nói chung và sức khỏe con người nói riêng. Phổ biến nhất là gây suy giảm sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, tổn thương hệ thần kinh cũng như các cơ quan não, gan, gây ung thư, hại tim mạch và gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của con người. Đặc biệt, trẻ em và phụ nữ mang thai là nhóm dễ bị tổn thương nhất khi tiếp xúc với kim loại nặng.
Những phương pháp phổ biến để xử lý nguồn nước bị nhiễm kim loại
Để xử lý hiệu quả nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng, nhiều phương pháp đã được nghiên cứu và phát triển với mục tiêu chi phí thấp, hiệu quả cao, cải thiện chất lượng xử lý. Trong số đó phải kể đến các phương pháp sau:
- Phương pháp hấp phụ: là quá trình giữ lại chất hòa tan trên bề mặt của vật liệu hấp phụ, như than hoạt tính, cát mangan, zeolit, và laterit.
- Phương pháp lọc màng: sử dụng các loại màng khác nhau để loại bỏ các vật thể có kích thước từ nhỏ đến lớn ra khỏi nước, từ virus và vi khuẩn đến các ion kim loại nặng. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, mỗi loại màng lọc có ưu và nhược điểm riêng, nhưng chúng đều cung cấp các giải pháp hiệu quả cho việc xử lý nước nhiễm kim loại nặng.
- Phương pháp kết tủa hóa học và trao đổi ion.
Như vậy, việc nắm rõ nguồn gốc và mức độ nguy hiểm của nước thải bị nhiễm kim loại nặng là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe con người và đảm bảo hoạt động doanh nghiệp. Để xử lý hiệu quả vấn đề này, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tiên tiến và giải pháp xử lý nước thải toàn diện. Mời Quý doanh nghiệp liên hệ đến Cleantech Chemicals để được thông tin chi tiết và tư vấn cụ thể hơn nhé.