Tin tứcNgày: 20-03-2023 bởi: Nguyễn Duyên
Hành vi xả thải ra môi trường của doanh nghiệp sẽ bị xử lý đến mức độ nào?
Nhà nước luôn có hình thức xử phạt hành chính nghiêm khắc với các hành vi xả thải ra môi trường theo mức độ gây ra. Trong bài viết này, Cleantech Chemicals sẽ cung cấp những thông tin liên quan để hi vọng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sẽ đầu tư hơn trong công tác bảo vệ môi trường.
Căn cứ nào để xử phạt hành vi xả thải ra môi trường của doanh nghiệp?
Căn cứ theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường năm 2014, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có hành vi xả nước thải ra môi trường sẽ bị xử lý ở mức độ nào cũng còn tùy theo mức độ ô nhiễm của nước thải cũng như hàm lượng COD trong nước thải. Nước thải phải được lấy mẫu và mang đến các cơ quan, phòng thí nghiệm có thẩm quyền để phân tích mẫu.
Phạt hành chính đến 120 triệu đồng và rút giấy phép kinh doanh nếu có hành vi xả nước thải ra môi trường
Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sản sinh nước thải trong quá trình kinh doanh, dịch vụ mà không đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn thì dựa vào báo cáo phân tích mẫu nước thải mà có những hình phạt tiền, đối với các cá nhân doanh nghiệp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì còn có khả năng chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu kết quả phân tích mẫu trên mức thông số bình thường 1.1 lần nhưng chưa đến mức độ độc hại thì tùy vào lượng nước thải đã thải ra môi trường sẽ ứng với hình thức xử phạt tương ứng tại các Khoản 2 đến 7 Điều 13 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP, nếu hành vi xả nước thải ra môi trường có thông số vi phạm dưới 1.1 lần thì hình thức xử phạt là cảnh cáo.
Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vào môi trường vượt qua quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương tỉ lệ vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%)
Dựa theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính các hành vi xả nước thải ra môi trường, nếu nước thải của doanh nghiệp hay cá nhân vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về nước thải dưới 3 lần thì mức xử phạt chi tiết như thông tin bên dưới.
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày đêm
- Phạt tiền từ 500.000 – 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3 đến dưới 10 m3/ngày đêm
- Phạt tiền từ 2.000.000 – 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 20 m3/ngày đêm
- Phạt tiền từ 5.000.000 – 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày đêm đến dưới 40 m3/ngày đêm
- Phạt tiền từ 10.000.000 – 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày đêm đến dưới 60 m3/ngày đêm
- Phạt tiền từ 20.000.000 – 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày đêm đến dưới 80 m3/ngày đêm
- Phạt tiền từ 40.000.000 – 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm
Các mức phạt tăng thêm có thể từ 10% đến 50% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến hơn 10 lần
Trên đây là các mức phạt về hành chính, ngoài ra còn có các mức phạt bổ sung như rút giấy phép kinh doanh, sản xuất để chấm dứt tình trạng xả nước thải ra môi trường có thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm tùy theo mức độ vi phạm, tình tiết còn có thể tăng nặng nếu vi phạm nhiều lần.
Xử phạt hình sự, đình chỉ hoạt động sản xuất và phạt đến hàng tỷ đồng nếu có hành vi xả nước thải ra môi trường nghiêm trọng
Theo điều khoản quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 và được sửa đổi bởi điều Khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về “Tội gây ô nhiễm môi trường” thì các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có hành vi xả nước thải ra môi trường gây ô nhiễm thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị phạt hành chính, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm hình sự như bị tạm đình chỉ có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Tạm đình chỉ hoạt động sản xuất có thời hạn từ 6 tháng đến 36 tháng tùy theo mức độ thiệt hại.
- Đình chỉ hoạt động sản xuất vĩnh viễn: Trong trường hợp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây thiệt hại lớn về ô nhiễm môi trường hoặc gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường nghiêm trọng trong một thời gian dài hoặc gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an toàn xã hội, gây bức xúc dư luận và ngoài ra còn không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
- Các tổ chức, cá nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức độ nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 3 đến 7 năm.
Ngoài ra đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cá nhân vi phạm sẽ bị cấm hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất đình thời gian từ 1 đến 3 năm.
Nhằm mục đích răn đe, mạnh tay hơn nữa xử lý các hành vi xả nước thải ra môi trường của doanh nghiệp, Bộ luật Hình sự mới nhất đã tăng mức tiền phạt của “Tội gây ô nhiễm môi trường”, tăng mức phạt thấp nhất từ 1 tỷ lên đến 3 tỷ đồng, tăng mức phạt tối đa lên tới 20 tỷ đồng.