Tin tứcNgày: 17-07-2023 bởi: Nguyễn Duyên
Vì sao doanh nghiệp cần phải lập giấy phép môi trường?
Vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được siết chặt hơn. Để chấp hành pháp luật và tránh bị xử lý vi phạm, chủ doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục liên quan đến môi trường, đặc biệt trong số đó chính "giấy phép môi trường".
Giấy phép môi trường là gì?
Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Vì sao doanh nghiệp cần phải lập giấy phép môi trường?
Giấy phép môi trường là Hồ sơ môi trường bắt buộc đối với tất cả các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công trình xử lý chất thải (nước thải, không khí, chất thải rắn, chất thải y tế và CTNH,…) bởi vì:
- Giấy phép môi trường là căn cứ cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Giấy phép môi trường thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ doanh nghiệp…
- Giấy phép môi trường là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động của nhà máy, cở sản xuất, dịch vụ,…
- Giấy phép môi trường góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường.
- Giấy phép môi trường là loại giấy phép được đại diện, căn cứ đầy đủ cho doanh nghiệp….
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
- Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
- Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.
(Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Cơ quan cấp giấy phép môi trường
Căn cứ vào điều 41, luật BVMT 2020, các cơ quan có quyền cấp là:
Bộ tài nguyên và môi trường
- Cấp giấy phép đối với các dự án đầu tư đã được bộ tài nguyên môi trường phe duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động bảo vệ môi trường.
- Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên các vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
- Đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
UBND cấp tỉnh
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này
- Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên
- Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được UBND cấp tỉnh hoặc bộ phê duyệt.
Thời điểm lập giấy phép
- Chủ dự án thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường. Sau khi học đã hoàn thành hết các công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án.
- Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM. Họ tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT sau khi có đủ hồ sơ theo quy định.
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh... Họ đang vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với GPMT cấp Bộ. Trước 30 ngày với GPMT cấp UBND cấp tỉnh, huyện.
Thời hạn của giấy phép môi trường
Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
- 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
(Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Quy định về xử phạt
Theo Khoản 4 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tước quyền sử dụng giấy phép môi trường:
- Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường khi chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến mức phải tước quyền sử dụng giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo Khoản 5 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các trường hợp bị thu hồi giấy phép môi trường:
- Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền.
- Giấy phép có nội dung trái quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về việc làm giấy phép môi trường. Hy vọng doanh nghiệp sẽ nắm bắt được để thực hiện đúng và đầy đủ. Ngoài vấn đề trên, nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào về xử lý nước thải, hãy liên hệ đến Cleantech Chemicals để được chuyên gia tư vấn và xây dựng giải pháp phù hợp nhé!